GIỚI THIỆU VỀ SƠN NƯỚC
Những thành phần cơ bản
Thành phần cơ bản bao gồm:
- Chất kết dính (chất tạo màng).
- Bột màu/bột độn, phụ gia.
- Dung môi…
Chất kết dính: Là chất kết dính cho tất
cả các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử
dụng trong sơn nước đươc xác định bởi loại sơn, khả
năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải bảo đảm về khả năng bám
dính, liên kết màng và độ bền màng.
Bột độn (Extender): Bột độn được sử dụng
trong thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất sản phẩm như; tính chất
màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt...), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng.
Chất độn thường được sử dụng như: Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titan,
Talc.
Bột màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong
sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ
cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ
bền...
Màu gồm hai loại: Vô cơ và Hữu cơ.
Màu vô cơ (màu
tự nhiên): Tông màu thường tối, xỉn
nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
Màu hữu cơ
(màu tổng hợp): Tông màu tươi sáng, cho độ
phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.
Phụ gia: Là loại chỉ sử dụng với
một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất
của màng.
Dung môi: Là chất hòa tan nhựa hay
pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử
dụng.
Quy trình sản xuất sơn nước
Để tìm hiểu Quy trình sản xuất sơn nước như thế nào,
chúng ta sẽ tìm hiểu qua sơ đồ công nghệ sản xuất sau đây:
PREMIX: Là quá trình trộn sơ bộ nhằm tạo hỗn hợp đồng đều, giúp
quá trình nghiền đạt kết quả tốt.
NGHIỀN: Là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo
yêu cầu sản phẩm.
LETDOWN: Là quá trình pha loãng, hoàn thiện sản phẩm.
LỌC: Là quá trình loại bỏ tạp chất.
Các yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng sơn phủ ?
- Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn).
- Sự lựa chọn sản phẩm.
- Quá trình tiến hành sơn.
- Chất lượng của sản phẩm.
Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng đối
với tuổi thọ của lớp sơn phủ.
Tại sao phải
xử lý bề mặt?
Xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được (chất lượng màng sơn,
tuổi thọ màng, giá thành đầu tư...) sẽ càng tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn
nước như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay ngoài,
nền gạch hay kim loại, cũng phải bắt đầu bằng việc chuẩn bị bề mặt. Các giai
đoạn trong quá trình xử lý bề mặt:
- Loại bỏ tạp chất trên bề mặt: lớp gỉ sét, sơn cũ, bụi bẩn, dầu
mỡ...
- Sửa chữa các khiếm khuyết bề mặt: trám trét các lỗ, tạo bề mặc
bằng phẳng..
- Lau sạch và để khô.
Bảo quản
Thời gian lưu trữ của sơn
nước phụ thuộc vào chất lượng của sơn chứa trong thùng và thời
hạn bảo quản.
Cách bảo quản
như sau: Để thùng sơn
nước thẳng đứng, nắp thùng phải đậy kín. Tồn trữ nơi thoáng
mát, tránh nơi có nhiệt độ cao.